Bài gửi hôm nay
Đăng ký
     
 


Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 28-06-2012, 09:36 AM
khanhhung khanhhung đang online
Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 68
Mặc định Giày cao gót và nghệ thuật quyến rũ

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Một số giai thoại thú vị về giày cao gót

Không phải trang phục, nước hoa, hay mỹ phẩm… là biểu tượng của phụ nữ, mà chính là giày cao gót. Chiếc giày cao gót uyển chuyển đã đi vào lịch sử thời trang như một bí mật của nghệ thuật quyến rũ.

Xung quanh nguồn gốc của chiếc giày cao gót, rất nhiều giai thoại đã được thêu dệt nên:

Giai thoại đầu tiên về đôi giày cao gót thuộc về nữ hoàng Victoria, người có chiều cao khá khiêm tốn. Nhằm tăng sự tôn kính, người hầu cận đã nghĩ ra việc tăng chiều cao cho đôi giày của nữ hoàng. Mốt giày cao này được các quý bà, quý cô đón nhận nhiệt liệt. Cũng tương tự như trường hợp áo cưới, những trào lưu được tiên phong bởi một người phụ nữ quyền lực bậc nhất luôn dễ dàng lan tỏa và nhanh chóng ghi tên vào lịch sử thời trang.

Giai thoại thứ hai kể về một câu chuyện xa xưa không còn lưu giữ được nhiều chi tiết nữa. Chỉ biết chuyện chung chung là có một cô nàng xinh đẹp được nhiều người yêu mến, đến mức ai gặp cô cũng thích hôn vào trán. Cô gái muốn tránh điều này nên đã cho đóng một đôi giày có gót rất cao để mọi người không hôn vào trán cô được nữa.

Giai thoại thứ ba rõ ràng hơn. Vào thế kỷ 16, tiểu thư Catherine thuộc dòng dõi quý tộc ở Italy kết hôn với vua Henry đời thứ hai của nước Pháp. Vị tiểu thư này có vóc dáng nhỏ bé nên khi sang làm dâu nước Pháp, cô đã mang theo những đôi giày cao gót được đóng riêng cho mình. Và đôi giày cao gót của tiểu thư Catherine trong lễ kết hôn đã là đề tài bàn tán sôi nổi suốt một thời gian dài. Bước đi uyển chuyển và duyên dáng của cô trong vũ hội cung đình đã khiến mọi quý cô mê mẩn và nhất quyết phải có bằng được một đôi giày tương tự. Từ đó, mọi thợ đóng giày châu Âu ra sức chế tạo những đôi giày cao gót tuyệt đẹp cho tầng lớp quý tộc, khiến giày cao gót có một địa vị hết sức cao, nữ giới bình dân không cách nào có cơ hội được ướm chân.

Hai trong số ba giai thoại trên cho thấy giày cao gót ngay từ đầu đã là thời trang đặc quyền của địa vị xã hội. Có lẽ vì điều này mà nói rằng giày cao gót phần nào là dấu hiệu của quyền lực cũng không sai.
Càng về sau giày cao gót càng trở nên xa xỉ khi nó được chế tác công phu bởi những thợ đóng giày nổi tiếng châu Âu, được đính những viên ngọc quý, thêu hoa dệt gấm cho đôi giày thêm vẻ sang trọng, quý phái, và… duy nhất.


Những phát hiện mang tính lịch sử của giày cao gót

Phát hiện của nhà nhân loại học Erik Trinkaus về độ dày xương của các ngón chân (trừ ngón cái) giảm xuống đáng kể trong thời gian từ khoảng 40.000 đến 26.000 trước CN cho phép chúng ta suy đoán giày dép đã được sử dụng ở giai đoạn này, dựa trên tiền đề chân được bảo bọc tốt hơn nên xương cũng sẽ kém phát triển hơn so với đi chân trần.

Những thiết kế giày dép ban đầu rất đơn giản, chỉ là những cái túi che chân bằng da để bảo vệ bàn chân khỏi những vật có thể gây tổn thương như đá, mảnh vỡ… Do vật liệu chính là da nên sự tồn tại của giày dép không thể còn lại vết tích gì sau hàng ngàn năm.
Một nghiên cứu khác cho biết đôi giày sớm nhất rơi vào khoảng 8000 đến 7000 trước CN và được tìm thấy vết tích ở Mỹ vào năm 1938. Tuy nhiên, theo nhu cầu và sự phát triển của nhân loại, có lẽ đôi giày phải xuất hiện từ trước, vết tích tìm được chỉ là vì những đôi giày đó đã ra đời sau tổ tiên của chúng rất lâu để có thể tồn tại được đến thời gian đấy.


Từ giày bệt đến giày cao gót

Những người thợ đóng giày thời Trung cổ đã cải tiến đáng kể diện mạo của đôi giày. Loại giày xoay gót có dây xỏ siết chặt luôn vừa vặn với đôi chân đã trở thành kiểu mẫu ở giai đoạn này.

Bên cạnh đó, các ông chủ giàu có muốn khẳng định sự độc tôn của mình nên đã thuê các nghệ nhân làm ra những đôi giày duy nhất, tạo điều kiện cho kiểu dáng giày phát triển đặc biệt phong phú, từ giày xỏ dây đến giày mũi nhọn kỳ quặc, giày thêu, giày đính đá quý…Cuối cùng là giày có đế giày khâu đã hoàn thiện vai trò tạo hình đôi giày trong lịch sử thời trang.
Đến giữa thế kỷ 20, những vật liệu khác như cao su, nhựa, vải tổng hợp, keo dán… lần lượt ra đời phục vụ tối ưu cho ngành công nghiệp giày dép. Những đôi giày da với kỹ nghệ thủ công vốn đã xa xỉ nay lại càng ở trên đỉnh cao ngưỡng vọng.
Năm 1953, hai thợ giày bình dân ở châu Âu là Roger Vivier (người Pháp) và Salvatore Ferragamo (người Ý) cho ra đời một sáng tạo vĩ đại trong lịch sử thời trang: giày cao gót. Ngay lập tức, giày cao gót trở thành biểu tượng của sắc đẹp phụ nữ.
Ban đầu, giày cao gót có thiết kế khá thô sơ, nặng nề với phần gót cao được làm bằng gỗ, nhưng rất dễ gãy, mủn và thường gây đau đớn cho người sử dụng nên người ta đã tìm cách thay thế nó bằng sắt và rất nhiều chất liệu khác nhau, và đến ngày nay vẫn không ngừng sáng tạo với giày không gót.


Bí mật của nghệ thuật quyến rũ

Giày cao gót chính là vũ khí bí mật cho những bước nhảy vô cùng duyên dáng của tiểu thư Catherine xưa kia. Và sự hỗ trợ đắc lực này của giày cao gót trong nghệ thuật quyến rũ vào thế kỷ 16 đã được nhà nghiên cứu về lịch sử trang phục - Wilscok, phân tích kỹ lưỡng: Khi đi lúc lắc mông là một môn nghệ thuật trong mắt người châu Âu lúc đó, một chỗ làm rung động lòng người nữa là khi các bà các cô đi bộ, họ phải hơi vén váy lên để lộ ra đôi chân đi giày cao gót và đôi tất bằng tơ khiến nhiều người không thể không đưa mắt liếc nhìn.

Đàn ông cũng đã sớm nhận ra sự quyến rũ của những đôi giày cao gót theo mỗi nhịp chân phụ nữ. Khi di chuyển trên đôi giày cao gót, chị em phải thót bụng, ưỡn ngực, thẳng lưng để giữ cân bằng cơ thể, khiến phần ngực dâng lên và hòa vào nhịp điệu từng bước đi, làm nhiều trái tim phải ngơ ngẩn ngắm nhìn. Vậy nên, cũng không có gì ngạc nhiên khi các đức ông chồng ngấm ngầm đồng loạt tặng quà là giày cao gót cho vợ của mình.


Giày cao gót - biểu tượng của tình dục, địa vị và quyền lực.

Một cuộc khảo sát do Daily Telegraph thực hiện đã tìm thấy giới nữ thường gắn liền giày dép với tình dục, địa vị và quyền lực, thậm chí khi họ đã lên đến tuổi 70.

Rất nhiều người phụ nữ thà chịu đau đớn và bất tiện do giày cao gót gây ra còn hơn là mang những đôi giày làm họ trông kém hấp dẫn hơn. Một thực tế là rất ít người thực sự thích đi giày cao gót, hầu hết họ chấp nhận mang giày cao gót và không thể từ bỏ vì nó khiến họ trở nên đẹp hơn, tự tin hơn. Bảo một người phụ nữ từ bỏ giày cao gót cũng gây ra phản ứng tiêu cực tương tự như chê họ già vậy.
Philip Joyce, người đứng đầu nghiên cứu, nói: "Chúng tôi đã hoài công vô ích trong nhiều năm nay khi thuyết phục phụ nữ mang những đôi giày hợp lý hơn. Giày cao gót đã có một lịch sử lâu đời về địa vị xã hội, sự quyến rũ và quyền lực. Điều này cũng không có gì ngạc nhiên, bởi một bé gái 4 tuổi bây giờ cũng biết chiếc giày cao gót bằng thuỷ tinh trong câu chuyện cổ tích không dành cho những phụ nữ xấu xí".

Theo Hervietnam
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com



Xây dựng bởi: SangNhuong.com. © 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.